Saturday, November 23, 2024

THIÊN ĐƯỜNG MỞ CỬA TỪ XUAN ẤY

Thiên Đường Mở Cửa Từ Xuân Ấy


HẠNH PHÚC tròn như những viên bi,
Và dễ thương như đáy mắt xuân thì.
Ta qua đó một lần ta đã biết,
Ôi mắt em cười trong đêm khuya.


HẠNH PHÚC dài như sợi tóc em,
Thương nhau từ độ biết đi tìm.
Đêm qua em ghé về trong mộng ,
Suối tóc đen huyền như sông đêm.

HẠNH PHÚC mềm như những sợi nhung,
Vành môi em ngọt dịu vô cùng,
Ta qua từ những mùa xuân ấy ,
Còn dậy bao niềm thương nhớ 
thương.

HẠNH PHÚC đỏ như môi son em,
Và xinh xinh như má lúm đồng tiền.
Em đi nắng chảy hồng trên má,
Em cười hoa nở nụ trong đêm.,,

HẠNH PHÚC hiền như mắt em thơ,
Thương nhau hò hẹn đến bao giờ.
Rượu xuân chưa thắm hồng đôi má,
Tình đã say nồng trong giấc mơ…

HẠNH PHÚC ôi thơm ngát ngọt ngào,
Như Môi Em Tình Đẹp Duyên Trao .
Bên nhau dìu bước vào trong mộng,
Nào biết Đào nguyên ở chốn nào…

Hạnh Phúc Tình-Như-Nữ-Chúa-Yêu,
Thần Tiên Say Đắm Nét Yêu Kiều.
THIÊN ĐƯỜNG MỞ CỬA TỪ XUAN ẤY
Nhạc Trỗi vang Lừng Mấy Cõi Tiên...

Xuân 2011



----------------------

Kiều Nữ Tắm Xuân

Tác giả: Dương Lam[vophubong]
KIỀU NỮ TẮM XUÂN 


Buồng the phải buổi thong dong,  
Thang lan rủ bức trướng hồng tắm hoa.  
Rõ ràng trong ngọc trắng ngà,  
Dàu dàu sẵn đúc một tòa thiên nhiên…  
ND 


Kiều nữ ngày xuân tắm bến xuân, 
Yếm bay khoe rún trễ lưng quần. 
Đôi gò bồng đảo xây non bắc, 
Một cánh đào nguyên dựng biển nam. 
Giếng ngọc mưa bay trời xõa tóc, 
Hang vàng gió lộng nắng khoe chân. 
Thần tiên mê mẫn đùa nhan sắc, 
Kiều nữ ngày xuân tắm bến xuân...

Dương Lam[vophubong]



Thursday, November 7, 2024

 

Ngũ Hành Sơn

NGŨ HÀNH SƠN 
[Họa thơ bình nguyên] 
Ai về đất Quảng ghé qua chơi 

Thăm Ngũ hành sơn đẹp tuyệt vời 

Linh Ứng ưu trầm đêm tĩnh mịch [1] 

Huyền Không hư ảo bóng chiều trôi [2] 

Sông Hàn một dãi mây khoe sắc 

Núi Ngũ năm non đọ cảnh trời [3] 

Vọng hải đài : nhìn ra biển đó 

Hoàng -Trường thương quá Việt nam ơi !!! 

Dương Lam[vophubong]




NGŨ HÀNH SƠN [bài xướng] 

Ngũ Hành lôi cuốn khách sang chơi 

Tạo tác thiên nhiên quá tuyệt vời 

Huyền ảo chùa chiền như bức vẽ 

Mênh mông hang động tựa dòng trôi 

Đứng trên Vọng Hải nhìn con sóng 

Ngồi dưới Thủy Sơn ngắm ánh trời 

Loang loáng muôn màu giăng khắp lượt 

Hài hòa tiên cảnh đẹp chơi vơi./ 

Binhnguyen 

------------------------------

[1] CHÙA LINH ỨNG - NGŨ HÀNH SƠN 
Chùa Linh Ứng tọa lạc ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. 
Ở phía Đông, có 123 bậc cấp lát bằng đá dẫn đến chùa Linh Ứng, thường được gọi là chùa Ngoài. Trước năm 1891, chùa có tên là Ứng Chân. Sách Danh thắng Non Nước – Ngũ Hành Sơn (Nguyễn Trọng Hoàng, Đà Nẵng, 2000) cho biết vào đời Vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740 – 1786) có Hòa thượng Quang Chánh, hiệu Bảo Đài đến tu tại động Tàng Chân. Ngài dựng am Dưỡng Chân, sau sửa chữa lại gọi là Dưỡng Chân đường. Đến đời Gia Long, Dưỡng Chân đường được đổi thành chùa Ứng Chân. Sau khi Vua Minh Mạng đến vãng cảnh chùa đầu tiên vào năm 1825 thì các ngôi chùa tranh tre ở đây mới được thay bằng gạch ngói. Vua đã ban cho chùa tấm biển có ghi Ngự chế Ứng Chân Tự, Minh Mạng lục niên. Đến đời Thành Thái, do kỵ húy tên một vị vua nhà Nguyễn nên chùa được đổi tên là Linh Ứng. .. 

[2]động Huyền Không 
Nằm trong quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn, Huyền Không là một trong những động đẹp nhất, huyền ảo nhất, có giá trị tâm linh to lớn nhất. 
Động Huyền Không là một động lộ thiên, vòm hình tròn, nền bằng phẳng, trên vòm có 5 lỗ thông ra bên ngoài, ánh sáng tràn vào đây tạo một không khí huyền bí lung linh cho hang động. 
Để vào được động Huyền Không phải bước xuống hơn 20 bậc cấp nằm sâu hơn động Hoa Nghiêm khoảng 5m, được ví động như chiếc chuông úp sấp, là một trong những động rộng, thoáng mát và đẹp nhất của quần thể Ngũ Hành Sơn, vòm động tiếp xúc với không gian bên ngoài, ánh sáng rọi vào làm động thêm lung linh huyền ảo. Ngày nắng, động được ví như chiếc điều hòa thiên nhiên bởi không khí mát mẻ, trong lành. 
Đây là điều làm nên sự khác biệt của động Huyền Không đối với một số hang động khác ở Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng… Trong khi các nơi phần lớn là động kín, ẩm, trong động phải thắp điện hoặc khi vào phải có đèn chiếu sáng thì động Huyền Không tuy ít thạch nhũ nhưng đủ độ thoáng và ánh sáng tự nhiên. 
Trên cao nhất là tượng Phật Thích Ca, bên dưới là bàn thờ Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát. Bên trái động có đền thờ bà Ngọc Phi (bà Chúa Tiên), là nơi du khách đến cầu tài, cầu lộc; đền thờ bà Lồi Phi (Chúa Thượng Ngàn) được du khách đến cầu nguyện về sức khỏe và sự bình an. 
Sâu bên phải là đền Trang Nghiêm Tự cổ kính được xây dựng năm 1825, gồm ba gian. Gian chính thờ Phật Quan Âm. 
Quanh vòm động có nhiều nhiễu đá bám vào vách tạo nên những hình thù lạ, đó là khuôn mặt ông già nhìn nghiêng, là hình con chim hạc hay đà điểu, hình hai đầu voi với chiếc vòi thả xuống, là con cò cùng chiếc mỏ dài nhọn ép vào vách động… 
Động không có nhiều thạch nhũ đẹp. Tuy nhiên trên vách vẫn thấy một vài hình thù lạ và hay hay. Một thạch nhủ tên Vú Mẹ trước đây nước nhiễu ẩm ướt, nhưng vì nhiều người rờ quá, nên nước bây giờ không còn ướt nhiều nữa. 
Động Huyền Không đi qua cổng vòm có 3 chữ Huyền Không Quan, cửa hơi hẹp, động tối, những bậc đi xuống sâu, giữa cửa động có tượng hình ông Thiện và ông Ác, như nhắc nhở con người phải thánh thiện, từ bi khi đến cõi sắc không của Phật. 
Vào trong hang có ánh sáng từ trên cao chiếu qua lỗ trống trên động, càng làm vẻ đẹp lung linh huyền bí, vòm Động cao nhủ thạch bám vào vách tạo nhiều nét đẹp thiên nhiên, và bàn tay con người tạo thêm nhiều hình đẹp như tượng Phật Quan Âm, được điêu khắc công phu trên bệ thờ. 
Phía bên phải là ngôi chùa nhỏ Trang Nghiêm Tự, bên cạnh có thạch nhũ nhỏ nước tí tách, dưới nền có khối đá điêu khắc tượng của người Chàm, khung cảnh hư ảo trong hang động tạo cho du khách như sống với thế giới vừa hư vừa thật, lấy tay vỗ lên trên đá nghe như tiếng trống bình bịch. 
Ngày nay Động Huyền không trở thành một điểm không thể không dừng chân cho những ai đến với Đà Nẵng, đến với Ngũ Hành Sơn. Khung cảnh nơi đây vừa hư vừa thực, một không gian mơ màng huyền bí. 

[3]núi Ngũ hành sơn 
Ngũ Hành Sơn là một thắng cảnh bậc nhất ở miền Trung xưa nay. Một huyền thoại mà ngày nay còn lưu truyền trong dân gian là: Thuở trời đất còn hỗn mang, vợ Long Vương vượt biển Đông vào đây đẻ trứng trên bãi cát, nhờ thần Kim Quy bảo vệ. Qua nhiều năm tháng hấp thụ khí âm dương, một hôm, trời nổi sấm sét, đất chuyển ầm ầm, trứng rồng nứt vỏ. Một Long Nữ chào đời, bay thẳng về trời. Những mảnh vỏ trứng biến thành năm ngọn núi... 

Vua Minh Mạng đặt tên các núi này là Ngũ Hành Sơn: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn. 

Thủy Sơn có tên là núi Chùa hay núi Tam Thai là ngọn núi lớn nhất, cao 106m, rộng khoảng 15 hecta, có ba ngọn. Ngọn cao nhất phía Tây Bắc là Thương Thai, có các chùa Tam Thai, Tam Tôn, Từ Tâm, các hang động Hoa Nghiêm, Huyền Không, Linh Nham, Vọng Giang Đài và hành cung Động Thiên Phước Địa (nơi nghỉ ngơi của vua Minh Mạng). Trung Thai ở phía Nam thấp hơn, có hang Vân Nguyệt, các động Vân Thông, Thiên Long, hai cổng đá Động Thiên Phước Địa và Vân Căn Nguyệt Quật. Hạ Thai ở phía Đông, có chùa Linh Ứng, động Tàng Chân, 5 hang động nhỏ: Tam Thanh, Chiêm Thành (hang Hời), Bàn Cờ, hang Ráy, hang Gió, có Vọng Hải Đài, hang Ngũ Cốc (hang Lồng Đèn) và động Âm Phủ. 

Du lịch Đà nẵng

Yêu Là Khổ,Không Yêu Là Lỗ...

YÊU LÀ KHỔ,KHÔNG YÊU LÀ LỖ... 
[Thà chịu khổ còn hơn chịu lỗ...] 
[ngạn ngữ mới] 

Yêu là luôn đợi chờ dài cổ 
Bỡi thế cho nên đời mới khổ 
Phở tháng đôi lần vẫn thấy vui 
Cơm ngày ba bữa sao kêu ngố 
Xuân về chăn ấm - hẹn vuông tròn 
Hạ đến rượu nồng - nguyện đủ số 
Ai bảo yêu là luôn chịu lỗ 
Không yêu để khổ mới là ngộ.. 
Duong Lam [vophubong]






Hải Vân Quan

 

Hải Vân Quan

HẢI VÂN QUAN 

Hải vân – Ai đã đến nơi đây ? 

Đệ nhứt kỳ quan giữa biển mây. 

Biển lượn chân đèo mây giỡn sóng, 

Rừng leo quanh núi khỉ đùa cây. 

Đường qua quan aỉ sương giăng tỏa, 

Ngỏ đến kinh đô gió lạnh đầy. 

Trăng bạc mơ màng qua xóm vạn [1] 

Ru hồn lữ khách thấy ngây …ngây... 

[1] xóm vạn: xóm nhà của dân chài lưới…

Dương Lam[vophubong]


Trên con đường xuyên Việt ra Bắc vào Nam, Hải Vân luôn luôn là một địa danh ấn tượng. Đây là đèo cao nhất trong các đèo ở Việt Nam (khoảng 500m so với mực nước biển), đầy hiểm trở và cũng là đỉnh núi cuối cùng của một mạch Trường Sơn đâm ngang ra biển. Trong Phủ Biên tạp lục, Lê Quý Đôn từng nhận xét: Hải Vân dưới sát bờ biển, trên chọc từng mây là giới hạn của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam. Hơn 6 thế kỷ trước, vùng đất này thuộc về 2 châu Ô, Rí của vương quốc Chămpa, được vua Chămpa là Chế Mân cắt làm sính lễ cầu hôn công chúa Huyền Trân đời Trần. Hiện nay, đèo Hải Vân là ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng.
Ngay trên đỉnh dèo, dấu vết tiền nhân vẫn còn để lại: những cửa đèo và thành lũy đắp ngang. Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ: Hải Vân Quan, cửa trông xuống Quảng Nam đề Thiên hạ đệ nhất hùng quan (đây là từ đề tặng của vua Lê Thánh Tôn khi dừng chân ngắm cảnh nơi này). Thật vậy, từ Nam chí Bắc, không có nơi nào đèo cao chênh vênh, cảnh đẹp lung linh, huyền ảo như Hải Vân. Đường đèo quanh co, khúc khuỷu men theo triền núi, uốn lượn như dãi lụa vắt ngang giữa trời mây. Chỉ căn cứ vào tên gọi, cũng đủ hình dung Hải Vân là thế giới của gió và mây. Gió như đàn ngựa giong ruổi dặm trường, mây như từ trên trời tuôn xuống. Bước chân người đến đây như lạc vào cõi nào khác lạ, huyền ảo khói sương. Cao Bá Quát, một nhà thơ một đời chỉ biết lạy hoa mai (Nhất sinh đê thủ bái hoa mai) cũng đã phải sững sờ: Nhất bích ngưng vi giới, Trùng vân nhiễu tác thành (Biếc một dãi làm mốc, Mây muôn trùng dựng thành). Cũng từ đây, vào những ngày đẹp trời, du khách có thể thấy rõ toàn cảnh thành phố Đà Nẵng, Cảng Tiên Sa - Bán đảo Sơn Trà, Cù Lao Chàm... và những bãi cát vàng chạy dài ôm lấy mặt nước bao la trong xanh của biển.

Những gì thiên nhiên ban tặng, qua thời gian và qua bàn tay con người, sẽ trở thành những giá trị nhân văn. Đến Hải Vân là đến với nơi giao thoa giữa hai vùng đất, là thỏa mãn tâm lý chiếm lĩnh đỉnh cao, hòa mình trong âm vọng sử thi của bao dấu chân người Việt xưa đi mở cõi, bồi hồi thương nhớ quá khứ thẳm sâu của một khúc ruột miền Trung.
Theo Danang du lich
==========================-===
Tam niên tam thướng Hải Vân đài
Nhất điểu thân khinh độc vãng hồi
Thảo thụ bán không đê nhật nguyệt
Càn khôn chích nhãn tiểu trần ai
Văn phi sơn thủy vô kỳ khí
Nhân bất phong sương vị lão tài
Hưu đạo Tần Quan chinh lộ hiểm
Mã đầu hoa tận đới yên khai
(Tam Thướng Hải Vân -Trần Bích San)

Ba năm vượt ải đã ba lần
Nhẹ cánh chim trời dạo Hải Vân
Ngắm rộng kiền khôn coi cũng bé
Lên cao nhật nguyệt tưởng đâu gần
Gió sương như búa tài thêm chuốt
Hồ bể làm nghiên bút mới thần.
Đầu ngựa rừng hoa chen khói nở
Cười ai kêu hiểm lối sang Tần
(Ba lần lên Ải Vân - Vũ Hoàng Chương)

NGHÈO


NGHÈO 

Tác giả: Dương Lam[vophubong]



Hết tiền dong cẳng ngủ chèo queo, 
Rượu hết chưa đong cũng tại nghèo. 
Bạn muốn tới chơi ,còn ngại… núi, 
Em đành lỗi hẹn, bỡi e …đèo , 
Đuờng đời vạn nẽo, dù muôn bước, 
Một kiếp phù sinh ,cũng ráng trèo. 
Cái nợ thơ, em, hoa, bạn đó , 
Trăm năm thờ thẩn bóng trăng gieo… 

Dương Lam[vophubong]


 

Em Là Thơ Nở Hoa

 




Em Là Thơ Nở Hoa

Có phải em là thơ nở hoa ? 

Xuân về cánh bướm lượn vờn hoa 
Trăng khuya rượu chếnh vùi hương tóc 
Chiều muộn thơ tràn thoảng phấn hoa 
Kỳ ngộ gió đưa mây hợp phố 
Vô duyên nước chảy mộng phù hoa 
Đêm xuân gối mộng say hồn khách 
Bỏ áo rời xiêm rối nguyệt hoa... 
Dương Lam [vophubong]




Qua Đèo Hải Vân

Qua Đèo Hải Vân

Đường đi uốn khúc lại loanh quanh

Gió giỡn đùa trêu khách lữ hành.

Sương trắng mơ màng in sóng biếc

Mây hồng lờ lững quyện trời xanh.

Đồi cao đât mọc cây chen chúc,

Núi thấp trời xây đá gập ghềnh.

Vạn dặm nước non tình chẳng cách,

Hải -Vân- Quan đó nức thơm danh.

Dương Lam [vophubong]
=================================

Chú Thích:
Năm 1876, trước khi người Pháp lập nền Bảo hộ thì cửa ải có 50 lính canh phòng. Năm 1885, sau khi ký Hòa ước Giáp Thân (1884), số lính chỉ còn khoảng 5 người. Sang đầu thế kỷ XX, năm 1918, khi H.Cosserat tới Hải Vân quan khảo cứu cửa ải đã bị bỏ hoang không còn ai canh gác. Cuối năm 1946, khi Pháp trở lại xâm lược nước ta đã cải tạo Hải Vân quan thành một cứ điểm với nhiều công sự vững chắc án ngữ trên đỉnh đèo hiểm trở do hai trung đội lính Âu - Phi chiếm giữ. Sau năm 1954, hệ thống nhà ở, đồn bốt, công sự... được quân đội Mỹ và chính quyền Sài Gòn tiếp tục sử dụng.

Hải Vân Quan là một thành lũy quân sự quan trọng trên con đường thiên lý Bắc - Nam, năm Minh Mạng thứ 17 khi đúc cửu đỉnh,nhà vua đã cho khắc tượng vào Dụ đỉnh. Các vua nhà Nguyễn (Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức) đã nhiều lần ra chỉ dụ liên quan đến Hải Vân quan nhằm bảo vệ an toàn cho Kinh đô Huế và dân chúng qua lại để có thể kiểm soát, phòng trừ bất trắc, bảo vệ an toàn mặt phía nam Kinh đô Huế. Tuyến phòng thủ ngày càng được tăng cường củng cố khi Đà Nẵng bị phương Tây nhòm ngó: Tháng 8 năm 1848, vua Tự Đức cho đắp thêm pháo đài ở cửa ải Hải Vân, năm 1849 lại đặt thêm 7 cỗ thần công để phòng thủ cả trên núi cao lẫn ngoài mặt biển.Nằm ở vị trí chiến lược của đèo Hải Vân, Hải Vân Quan là một cơ cấu phòng thủ rất kiên cố, có khả năng đẩy lui các cuộc tấn công và kiểm soát có hiệu quả sự qua lại ở nơi đây.

Tuesday, November 5, 2024

HAI BÀ TRƯNG

 HAI BÀ TRƯNG 

Giáp bạc yên vàng giục giã cương, 

Cờ bay kiếm bạt dậy sa trường.

Biên thành [1] gót ngọc an bờ cõi, 

Nam quốc [2] má hồng định nghiệp vương. 

Nợ nước duyên chồng thề một dạ, 

Tình em nghĩa chị nguyện chung đường. 

Ngàn thu gái Việt còn kiêu hãnh, 

Má phấn muôn đời tõa sắc hương  ...

Dương Lam vophubong




BĂC BÌNH VƯƠNG NGUYỄN HUỆ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN KỶ-DẬU 1789


BĂC BÌNH VƯƠNG NGUYỄN HUỆ VÀ 
ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN KỶ-DẬU 1789

Như mơ ngày Tết xuân năm ấy 
Nguyễn Huệ oai hùng giữa núi sông. 
Áo trận thơm nồng xuân Kỷ Dậu, 
Giáp bào rạng rỡ đất Thăng Long. 
Trời Nam Lừng Lẫy Trang Hào Kiệt, 
Sử Việt Vang Danh Giống Lạc Hồng. 
Thắp nén hương lòng dâng Tổ Quốc, 
KHÓI TRẦM LỘNG GIÓ QUYỆN TRỜI ĐÔNG... 
Dương Lam
vophubong 


 

BÀ TRIỆU ẨU : TRIỆU THỊ TRINH

BÀ TRIỆU ẨU : TRIỆU THỊ TRINH

Đạp cơn sóng dữ quậy ngông cuồng 

Chém cá tràng kình dậy biển Đông
Giúp nuớc xây nhà xua giặc mạnh 
Dương cờ khởi nghĩa dựng binh hùng
Bồ Điền[ 1] giữa trận so đao kiếm 
Non Việt bên trời lập chiến công 
Nữ tướng Nhụy Kiều danh nỗi tiếng [3] 
Ngàn sau rạng rỡ 
giống Tiên Rồng...

Dương Lam (vophubong)





 




Dương Lam (vophubong)

Monday, November 4, 2024

HAI BÀ TRƯNG

 HAI BÀ TRƯNG 

Giáp bạc yên vàng giục giã cương, 

Cờ bay kiếm bạt dậy sa trường.

Biên thành [1] gót ngọc an bờ cõi, 

Nam quốc [2] má hồng định nghiệp vương. 

Nợ nước duyên chồng thề một dạ, 

Tình em nghĩa chị nguyện chung đường. 

Ngàn thu gái Việt còn kiêu hãnh, 

Má phấn muôn đời tõa sắc hương .

 Dương Lam
vophubong

Dương Lam
vophubong


HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA VU QUI....

HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA VU QUI....

Quê huơng nghìn dặm bước ra đi , 
Đâu thẹn hồng nhan kiếp nữ nhi…
Nước Việt ngàn trùng mây tím tthẳm ,
Non Chiêm muôn dặm nước xanh rì.
Hai châu Ô, Rí tên còn chép (1)
Một đấng Huyền Trân sử khắc ghi….[2]
Bên nước bên tình đều nghĩa trọng,

Lên thuyền công chúa bước vu quy…


Dương Lam [vophubong]




Lên thuyền công chúa bước vu quy…

Dương Lam [vophubong]
===========================

Rưọu hết tìm em - tận cuối trời…

Em sắp say rồi !!! uống nữa thôi ? 
Còn trời còn đất vẫn còn chơi ... 
Giang hồ gác mái – bên sông vắng, 
Trăng nước thuyền khua- một trận cười .
Tình vẫn tràn - như dòng nước chảy, 
Thơ còn đầy - tựa áng mây trôi. 
Nửa đêm thức giấc hồn ngơ ngác, 
Rưọu hết tìm em - tận cuối trời… 

[trich QUÊ HƯƠNG VÀ TÌNH YÊU ]
Dương Lam
vophubong


Cuối Trời Xin Hẹn Gặp Lại Em,


Cuối trời xin hẹn gặp lại em, 
Cho thắm bờ môi mắt hữu tình. 
Cho ấm bờ vai ngày tái ngộ,
Cho nồng hương lữa kiếp ba sinh,

Mời em ! Ly nữa…thêm ly nữa !!! 
Tình cũ trăm năm …chẳng dễ tìm . 
Rượu hết bên nhau - chìm lối mộng, 
Hoa đào một cánh vẫn nguyên trinh…
Trich "QUÊ HƯƠNG VÀ TÌNH YÊU"
Dương Lam
vophubong


Em Về Chung Một Chuyến Đò Sang…

Em Về Chung Một Chuyến Đò Sang…

Tác giả: Dương Lam [vophubong]

Lâu rồi chẳng ghé lại phuơng nam
Thăm bạn năm xưa - rượu uống tràn
Nốc cạn vầng trăng in đáy cốc
Say hoài giếng mắt đẹp mơ màng ....
Sông nào mây biếc theo dòng chảy
Bến đó tình xanh mãi đá vàng
Mong một ngày rồi qua bến đó
Em về chung một chuyến đò sang…

===========










===============







THIÊN ĐƯỜNG MỞ CỬA TỪ XUAN ẤY

Thiên Đường Mở Cửa Từ Xuân Ấy Tác giả:  Dương Lam [vophubong] HẠNH PHÚC tròn như những viên bi, Và dễ thương như đáy mắt xuân thì. Ta qua đó...