Qua Đèo Hải Vân
Đường đi uốn khúc lại loanh quanh
Gió giỡn đùa trêu khách lữ hành.
Sương trắng mơ màng in sóng biếc
Mây hồng lờ lững quyện trời xanh.
Đồi cao đât mọc cây chen chúc,
Núi thấp trời xây đá gập ghềnh.
Vạn dặm nước non tình chẳng cách,
Hải -Vân- Quan đó nức thơm danh.
Dương Lam [vophubong]
=================================
Chú Thích:
Năm 1876, trước khi người Pháp lập nền Bảo hộ thì cửa ải có 50 lính canh phòng. Năm 1885, sau khi ký Hòa ước Giáp Thân (1884), số lính chỉ còn khoảng 5 người. Sang đầu thế kỷ XX, năm 1918, khi H.Cosserat tới Hải Vân quan khảo cứu cửa ải đã bị bỏ hoang không còn ai canh gác. Cuối năm 1946, khi Pháp trở lại xâm lược nước ta đã cải tạo Hải Vân quan thành một cứ điểm với nhiều công sự vững chắc án ngữ trên đỉnh đèo hiểm trở do hai trung đội lính Âu - Phi chiếm giữ. Sau năm 1954, hệ thống nhà ở, đồn bốt, công sự... được quân đội Mỹ và chính quyền Sài Gòn tiếp tục sử dụng.
Hải Vân Quan là một thành lũy quân sự quan trọng trên con đường thiên lý Bắc - Nam, năm Minh Mạng thứ 17 khi đúc cửu đỉnh,nhà vua đã cho khắc tượng vào Dụ đỉnh. Các vua nhà Nguyễn (Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức) đã nhiều lần ra chỉ dụ liên quan đến Hải Vân quan nhằm bảo vệ an toàn cho Kinh đô Huế và dân chúng qua lại để có thể kiểm soát, phòng trừ bất trắc, bảo vệ an toàn mặt phía nam Kinh đô Huế. Tuyến phòng thủ ngày càng được tăng cường củng cố khi Đà Nẵng bị phương Tây nhòm ngó: Tháng 8 năm 1848, vua Tự Đức cho đắp thêm pháo đài ở cửa ải Hải Vân, năm 1849 lại đặt thêm 7 cỗ thần công để phòng thủ cả trên núi cao lẫn ngoài mặt biển.Nằm ở vị trí chiến lược của đèo Hải Vân, Hải Vân Quan là một cơ cấu phòng thủ rất kiên cố, có khả năng đẩy lui các cuộc tấn công và kiểm soát có hiệu quả sự qua lại ở nơi đây.
Gió giỡn đùa trêu khách lữ hành.
Sương trắng mơ màng in sóng biếc
Mây hồng lờ lững quyện trời xanh.
Đồi cao đât mọc cây chen chúc,
Núi thấp trời xây đá gập ghềnh.
Vạn dặm nước non tình chẳng cách,
Hải -Vân- Quan đó nức thơm danh.
Dương Lam [vophubong]
=================================
Chú Thích:
Năm 1876, trước khi người Pháp lập nền Bảo hộ thì cửa ải có 50 lính canh phòng. Năm 1885, sau khi ký Hòa ước Giáp Thân (1884), số lính chỉ còn khoảng 5 người. Sang đầu thế kỷ XX, năm 1918, khi H.Cosserat tới Hải Vân quan khảo cứu cửa ải đã bị bỏ hoang không còn ai canh gác. Cuối năm 1946, khi Pháp trở lại xâm lược nước ta đã cải tạo Hải Vân quan thành một cứ điểm với nhiều công sự vững chắc án ngữ trên đỉnh đèo hiểm trở do hai trung đội lính Âu - Phi chiếm giữ. Sau năm 1954, hệ thống nhà ở, đồn bốt, công sự... được quân đội Mỹ và chính quyền Sài Gòn tiếp tục sử dụng.
Hải Vân Quan là một thành lũy quân sự quan trọng trên con đường thiên lý Bắc - Nam, năm Minh Mạng thứ 17 khi đúc cửu đỉnh,nhà vua đã cho khắc tượng vào Dụ đỉnh. Các vua nhà Nguyễn (Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức) đã nhiều lần ra chỉ dụ liên quan đến Hải Vân quan nhằm bảo vệ an toàn cho Kinh đô Huế và dân chúng qua lại để có thể kiểm soát, phòng trừ bất trắc, bảo vệ an toàn mặt phía nam Kinh đô Huế. Tuyến phòng thủ ngày càng được tăng cường củng cố khi Đà Nẵng bị phương Tây nhòm ngó: Tháng 8 năm 1848, vua Tự Đức cho đắp thêm pháo đài ở cửa ải Hải Vân, năm 1849 lại đặt thêm 7 cỗ thần công để phòng thủ cả trên núi cao lẫn ngoài mặt biển.Nằm ở vị trí chiến lược của đèo Hải Vân, Hải Vân Quan là một cơ cấu phòng thủ rất kiên cố, có khả năng đẩy lui các cuộc tấn công và kiểm soát có hiệu quả sự qua lại ở nơi đây.
No comments:
Post a Comment