Tóm tắt tiểu sử Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương (1772-1822) là một nữ thi sĩ sống ở giai đoạn phong kiến. Quê gốc của bà được sử sách ghi lại tại Quỳnh Lưu, Nghệ An nhưng sinh trưởng ở Thăng Long (theo Giai nhân di mặc).
Có nhiều phán đoán đưa ra về thân thế của Hồ Xuân Hương. Theo Giai nhân di mặc, bà là con của Sinh đồ Hồ Phi Diễn nhưng với học giả Trần Thanh Mại thì khả năng thân phụ bà là ông Hồ Sĩ Danh.
Đến nay, thông tin về xuất thuân của nữ sĩ vẫn là dấu hỏi lớn vì không có tư liệu ghi chép lại rõ ràng.
Ngôi nhà bà sống ven Hồ Tây được đặt tên là Cổ Nguyệt Đường. Đây là nơi bà dạy học cũng như tạo nên những áng thơ khiến người đời nhớ mãi.
Bà được lịch sử biết đến là một nhà thơ có phong cách độc đáo, phê phán xã hội và thương cảm cho phận nữ nhi. Định kiến trọng nam khinh nữ khiến những cô gái có tài như bà không được tự do phát triển.
Xem chi tiết phong cách sáng tác của Hồ Xuân Hương
Chỉ đi theo nội dung ít ỏi nhưng bà lại rất sáng tạo trong việc khai thác trọn vẹn đời sống. Số lượng tác phẩm còn lưu lại hiện nay của nữ thi sĩ gồm 26 bài thơ chữ Nôm và 24 bài thơ chữ Hán.
Phải sống trong gông cùm vô hình về thị kiến, bà vẫn miệt mài sáng tác với tâm thế phóng khoáng và tự do. Một số bài thơ lồng ghép ý tưởng táo bạo nhưng không trần trụi mà lại rất sâu sắc.
Hồ Xuân Hương sống ở thời đại nào?
Theo sử sách, Hồ Xuân Hương sống vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 cùng thời với đại thi hào Nguyễn Du.
Lúc này là khi loạn lạc xảy ra, nhà Tây Sơn vừa mới thành lập và phải đối phó với thù trong giặc ngoài. Khi bước sang năm 1802, Nguyễn Ánh nổi dậy và chiếm được ngai vàng, mở ra triều đình nhà Nguyễn.
Điều này lý giải tại sao cuộc sống của bà lại khó khăn, phải gả đi từ rất sớm. Từ năm 13 tuổi cha đã qua đời, bà và mẹ phải đi khỏi quê hương và đối mặt với cuộc sống thiếu thốn đủ điều.
Hồ Xuân Hương không có cơ hội được học tập vì gia đình không đủ tiền bạc cũng như định kiến thời ấy. Bà sớm phải bước vào con đường kiếm sống, cũng là lúc nhìn thấu nhân gian tệ bạc này.
Cuộc đời của nữ sĩ Hồ Xuân Hương – Thăng trầm, tủi hờn
Cuộc đời của nhà thơ nữ tài năng thời phong kiến được gói gọn trong hai chữ bi kịch. Đã có lúc tưởng chừng như bà sẽ được hưởng hạnh phúc như mong đợi, cuối cùng lại đớn đau.
Từ khi còn trẻ chưa trải qua nhiều thăng trầm, bà đã mất đi người cha yêu quý. Nỗi buồn lớn tới mức bà chọn rời bỏ quê hương, đến sinh sống ở Làng Thọ Xương gần Kinh thành Thăng Long.
Tại đây bà phải đối mặt với nỗi lo về kinh tế, ảnh hưởng tới cả con đường học tập mà bà một đời tâm niệm. Năng khiếu sáng tác không được thể hiện, bà phải sống kìm nén cho đến khi gặp được người chồng đầu tiên.
Nhưng tiếc thay, Hồ Xuân Hương trải qua đến hai cuộc hôn nhân nhưng đến sau cùng vẫn mất trong sự cô đơn. Không chỉ phải đối mặt với thị kiến “trọng nam khinh nữ” mà còn là lòng người tàn nhẫn.
Hồ Xuân Hương có mấy đời chồng?
Hồ Xuân Hương có 2 đời chồng và đều không hạnh phúc dù đối phương là người có quyền và có tiền. Bà đều phải làm vợ lẽ và chịu đựng cuộc sống hôn nhân thiếu trọn vẹn.
Theo thông tin về Hồ Xuân Hương trong các tài liệu, người chồng đầu tiên là Tổng Cóc. Tên thật của ông là Nguyễn Bình Kình, Chánh tổng quê ở Làng Giáp, Xã Tứ nay là Lâm Thao, Phú Thọ.
Ông mê đắm Hồ Xuân Hương vì bà có tài làm thơ, có thể cùng ông ngâm ca mỗi ngày. Vốn dĩ ông cũng rất yêu thích học tập, từng tham gia kỳ thi Hương nhưng không đỗ.Tổng Cóc từng chiều lòng nữ sĩ khi xây một thuỷ tạ rất lớn để vợ lẽ ở, tránh mặt vợ cả. Hai người có thời gian êm ấm bên nhau nhưng sau này bà bỏ đi khi đang mang thai.Nguyên nhân được lý giải là vì điều tiếng trong làng khi bà thường xuyên giao du với những người có cùng sở thích thơ ca. Vợ chồng xung khắc khiến nữ sĩ quyết định rời đi, từng gửi về bài thơ Khóc Tổng Cóc.
Đến khi bà sinh nở, ông cho người đến đón đứa trẻ về nhưng tiếc rằng thai nhi vắn số.
Sau đó, Hồ Xuân Hương quen biết Ông phủ Vĩnh Tường Phạm Viết Ngạn. Người này là tú tài nên cũng rất hợp với nữ sĩ trong khía cạnh văn thơ.
Ông Phạm Viết Ngạn có tên thật là Đại tự Thành Phủ, nguyên quán ở trấn Sơn Nam Hạ. Nữ thi sĩ từng sinh cho ông một người con nhưng hạnh phúc gia đình không kéo dài vì chỉ cưới nhau 27 tháng ông đã mất.
Hồ Xuân Hương là người như thế nào?
Bà là một người mạnh mẽ, không cam chịu số phận và luôn có khao khát vươn lên. Vẻ ngoài của nữ thi sĩ cũng rất xinh đẹp, vừa có sắc vừa có tài nhưng cuộc đời không như ý.
Tìm hiểu về Hồ Xuân Hương cho thấy bà rất phóng khoáng, không ngại giao du với những ai có chung sở thích. Sự cởi mở giúp bà làm quen được với nhiều người thời đó, điển hình phải kể tới Nguyễn Du.Bà cũng rất yêu thương con người, sống tình cảm nên luôn cảm thấy đau xót cho phận nữ nhi phong kiến.
Sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương – Nét chấm phá cho văn học phong kiến
Những tác phẩm của Bà Chúa Thơ Nôm mang đậm tính châm biếm, ẩn sâu phía sau là nỗi lòng của người phụ nữ thời xưa. Bà vận dụng rất tốt ngôn từ mình có, kết hợp của chữ Nôm và chữ Hán để tạo nên những bài thơ để đời, mãi mãi không bị lỗi thời.
Theo thống kê đến thời điểm hiện tại, còn khoảng 40 tác phẩm của Hồ Xuân Hương đang được lưu giữ. Tất cả đều được viết với một dòng cảm xúc duy nhất, đó là sự cảm thương và đớn đau cho thân phận phái yếu thế kỷ 18, 19.
Những bài thơ này đã được tổng hợp lại và được đặt tên là Lưu Hương Ký, bao gồm 26 bài chữ Nôm và 24 bài chữ Nôm. Tập thơ lần đầu tiên được xuất bản là vào năm 1964, rất lâu sau khi nữ sĩ tài giỏi đã tạ thế.
Một số tác phẩm tiêu biểu
1/ Tự tình I và II và III
2/ Bánh trôi nước
3/ Bà Lang khóc chồng
4/ Bạch Đằng Giang tạm biệt5/ Hải ốc trù
6/ Nhãn phóng thanh
7/ Thuỷ vân hương
8/ Độ hoa phong
9/ Trạo ca thanh
10/ Cái nợ chồng con
11/ Cái quạt
12/ Chợ Trời Chùa Thầy
13/ Dỗ người đàn bà khóc chồng
14/ Khóc ông phủ Vĩnh Tường
15/ Làm lẽ
16/ Vịnh cái quạt I và II
17/ Quả mít
18/ Thiếu nữ ngủ ngày
19/ Tranh tố nữ
20/ Trăng thu
No comments:
Post a Comment